Kỹ sư về quê xây dựng thành công 2 sản phẩm OCOP
Sau hơn 10 năm tự tích tụ đất đai để khởi nghiệp, anh Phạm Đồng Quê (xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn) đã hình thành được nông trại tổng hợp trù phú. Từ xa, dễ dàng nhận thấy những khu chuồng trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, các dãy nhà lưới trải dài trên cánh đồng thôn Đồng Đội cùng xã.
Để có được khu sản xuất quy mô như ngày hôm nay, phải kể đến quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của anh kỹ sư kiêm chủ trang trại lớn nhất nhì xã Nga Phượng này. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Khoa Cơ khí của Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, kỹ sư trẻ Phạm Đồng Quê khăn gói vào TP Hồ Chí Minh và xin làm việc tại một công ty chuyên gia công, lắp đặt thiết bị cơ khí, sau đó làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất thép tại Vũng Tàu.
Sau nhiều năm lăn lộn, năm 2011, trong chuyến về quê thăm gia đình, chàng thanh niên sinh năm 1979 cảm thấy yêu đồng ruộng của cha ông, và rồi đi đến quyết định từ bỏ công việc gắn bó gần mười năm, hồi hương khởi nghiệp. Khi ấy, đất nông nghiệp địa phương còn nhiều, những khu vực đồng xa, nhiều người không mặn mà, thậm chí còn để hoang hóa. Với lòng nhiệt huyết và ý chí khởi nghiệp của tuổi trẻ đã thôi thúc anh phải thay đổi, rồi sẵn sàng cởi bỏ giày tất, bắt đầu hành trình lội bùn để làm kinh tế nông nghiệp.
Nghĩ là làm, anh tận dụng hơn 8.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, đồng thời mạnh dạn dốc toàn bộ vốn liếng tích lũy, rồi vay mượn thêm ngân hàng và bạn bè. Những ao cá, chuồng trại nuôi lợn rồi các khu trồng trọt theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật được hình thành.
Đến nay, một khu đất gần 3 ha nằm biệt lập ngoài cánh đồng vắng đã trở thành mô hình kinh tế tổng hợp cho doanh thu nhiều tỷ đồng mỗi năm. Ngoài trại nuôi lợn theo hướng công nghiệp quy mô lớn, chủ nông trại còn dành 7.000m2 đào ao nuôi cá và tôm. Để phát triển trồng trọt theo hướng công nghệ cao, ông chủ trẻ đã phát triển tổng diện tích 8.000m2 nhà màng, nhà lưới. Sau thành công của cây dưa vàng, những năm gần đây, cây dưa chuột baby đã trở thành đối tượng cây trồng chính tại nông trại.
Với nhiều năm bươn chải, lại kinh qua giảng đường đại học, anh Phạm Đồng Quê đã tổ chức các khâu sản xuất khá bài bản và hiện đại. Nguồn chất thải trong chăn nuôi được ủ hoai mục, trở thành phân bón cho cây dưa. Do được canh tác theo hướng hữu cơ, tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng quả được khách hàng đánh giá cao. Hiện sản phẩm được xuất bán theo các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và hệ thống siêu thị tại Hà Nội, Thanh Hóa và nhiều tỉnh phía Bắc.
“Mỗi năm, tôi cho thu hoạch và đưa ra thị trường khoảng 24 tấn dưa chuột baby và khoảng 72 tấn dưa vàng thành phẩm. Quá trình sản xuất, tôi luôn tuân thủ các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu tiên các loại phân bón hữu cơ. Sản phẩm dưa chuột baby từ mô hình đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP” - anh Phạm Đồng Quê, chia sẻ.
Từ đầu ra ngày càng rộng mở, anh Phạm Đồng Quê đã liên kết với 12 chủ mô hình trồng dưa vàng và dưa chuột baby trong nhà màng, nhà lưới trong vùng để sản xuất. Với tổng diện tích gần 3.000m2 liên kết, cùng tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, mỗi năm, anh Phạm Đồng Quê đứng ra làm đầu mối xuất bán khoảng 285.000 tấn dưa vàng, hơn 95.000 tấn dưa chuột baby của các thành viên cho các chuỗi cung ứng.
Ngoài lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ trồng dưa mỗi năm, chủ nông trại Phạm Đồng Quê còn tạo thêm việc làm cho 8 đến 10 lao động địa phương với mức thu nhập gần 6 triệu đồng mỗi tháng. Cuối năm 2023, sản phẩm “Dưa vàng Đồng Quê” và “Dưa chuột Baby” canh tác tại nông trại anh Quê đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Sau nhiều năm lăn lộn, năm 2011, trong chuyến về quê thăm gia đình, chàng thanh niên sinh năm 1979 cảm thấy yêu đồng ruộng của cha ông, và rồi đi đến quyết định từ bỏ công việc gắn bó gần mười năm, hồi hương khởi nghiệp. Khi ấy, đất nông nghiệp địa phương còn nhiều, những khu vực đồng xa, nhiều người không mặn mà, thậm chí còn để hoang hóa. Với lòng nhiệt huyết và ý chí khởi nghiệp của tuổi trẻ đã thôi thúc anh phải thay đổi, rồi sẵn sàng cởi bỏ giày tất, bắt đầu hành trình lội bùn để làm kinh tế nông nghiệp.
Nghĩ là làm, anh tận dụng hơn 8.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, đồng thời mạnh dạn dốc toàn bộ vốn liếng tích lũy, rồi vay mượn thêm ngân hàng và bạn bè. Những ao cá, chuồng trại nuôi lợn rồi các khu trồng trọt theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật được hình thành.
Đến nay, một khu đất gần 3 ha nằm biệt lập ngoài cánh đồng vắng đã trở thành mô hình kinh tế tổng hợp cho doanh thu nhiều tỷ đồng mỗi năm. Ngoài trại nuôi lợn theo hướng công nghiệp quy mô lớn, chủ nông trại còn dành 7.000m2 đào ao nuôi cá và tôm. Để phát triển trồng trọt theo hướng công nghệ cao, ông chủ trẻ đã phát triển tổng diện tích 8.000m2 nhà màng, nhà lưới. Sau thành công của cây dưa vàng, những năm gần đây, cây dưa chuột baby đã trở thành đối tượng cây trồng chính tại nông trại.
Với nhiều năm bươn chải, lại kinh qua giảng đường đại học, anh Phạm Đồng Quê đã tổ chức các khâu sản xuất khá bài bản và hiện đại. Nguồn chất thải trong chăn nuôi được ủ hoai mục, trở thành phân bón cho cây dưa. Do được canh tác theo hướng hữu cơ, tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng quả được khách hàng đánh giá cao. Hiện sản phẩm được xuất bán theo các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và hệ thống siêu thị tại Hà Nội, Thanh Hóa và nhiều tỉnh phía Bắc.
“Mỗi năm, tôi cho thu hoạch và đưa ra thị trường khoảng 24 tấn dưa chuột baby và khoảng 72 tấn dưa vàng thành phẩm. Quá trình sản xuất, tôi luôn tuân thủ các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu tiên các loại phân bón hữu cơ. Sản phẩm dưa chuột baby từ mô hình đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP” - anh Phạm Đồng Quê, chia sẻ.
Từ đầu ra ngày càng rộng mở, anh Phạm Đồng Quê đã liên kết với 12 chủ mô hình trồng dưa vàng và dưa chuột baby trong nhà màng, nhà lưới trong vùng để sản xuất. Với tổng diện tích gần 3.000m2 liên kết, cùng tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, mỗi năm, anh Phạm Đồng Quê đứng ra làm đầu mối xuất bán khoảng 285.000 tấn dưa vàng, hơn 95.000 tấn dưa chuột baby của các thành viên cho các chuỗi cung ứng.
Ngoài lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ trồng dưa mỗi năm, chủ nông trại Phạm Đồng Quê còn tạo thêm việc làm cho 8 đến 10 lao động địa phương với mức thu nhập gần 6 triệu đồng mỗi tháng. Cuối năm 2023, sản phẩm “Dưa vàng Đồng Quê” và “Dưa chuột Baby” canh tác tại nông trại anh Quê đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Các tin khác
- Thêm lựa chọn cho du khách khi đến Hoằng Hóa
- Hà Trung mở rộng diện tích lúa nếp
- Cẩm Thủy xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP
- Gắn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với kết nối, tiêu thụ hàng hóa, nông sản
- Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại
- Tìm những “câu chuyện riêng” của sản phẩm OCOP
- Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
- Thanh Hoá tham gia 7 gian hàng tại sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP hướng tới xuất khẩu
- Hỗ trợ chủ thể tham gia xúc tiến thương mại và xuất khẩu sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế