Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là phương thức nhanh, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, thời gian qua các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Thay vì tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối truyền thống, thì hiện nay thông qua các nền tảng số, khách hàng ở khắp mọi nơi đều có thể dễ dàng tìm kiếm, đặt mua sản phẩm của Công ty CP Dược thảo Đăng Khoa ở thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn chỉ bằng những thao tác đơn giản. Được biết, Công ty CP Dược thảo Đăng Khoa hiện có 6 sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao, gồm: Đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, yến chưng đông trùng hạ thảo, mật ong ngâm đông trùng hạ thảo và rượu Đăng Khoa. Tất cả các sản phẩm đều được gắn tem truy xuất nguồn giúp khách hàng thuận tiện tra cứu, theo dõi nguồn gốc, quy trình chế biến sản phẩm, nhờ đó đã nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm. Hiện tại, ngoài các kênh bán hàng truyền thống tại 2 showroom giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại huyện Nga Sơn và TP Thanh Hóa, công ty còn tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, postmart.vn; qua mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... Ước tính sản lượng sản phẩm OCOP được tiêu thụ thông qua nền tảng số đạt từ 20 - 30% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Giám đốc công ty Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Thông qua nền tảng số, công ty không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn trực tiếp nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từ đó rút kinh nghiệm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và quy cách bán hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Còn đối với HTX mắc ca Thành Phát ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân, nếu không có các kênh bán hàng online sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Bởi hiện nay ngoài 5 ha mắc ca trực tiếp sản xuất thì HTX còn liên kết, thu mua và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho 50 ha mắc ca, chè cho người dân trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận. Tổng sản lượng tiêu thụ hằng năm đạt hàng chục tấn sản phẩm các loại. Chị Phạm Thị Thu, đại diện HTX, cho biết: Sản xuất một lượng sản phẩm lớn như vậy nhưng HTX hiện chỉ có 3 - 5 lao động, bởi vậy vấn đề phân phối sản phẩm gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không như mong đợi. Sau nhiều đợt tập huấn về chuyển đổi số do ngành nông nghiệp và các sở, ngành tổ chức, HTX đã tìm hiểu, lựa chọn phát triển phân phối sản phẩm qua kênh này. Do đó, từ năm 2023 việc tiêu thụ sản phẩm qua nền tảng số phát triển ổn định, thuận lợi giúp HTX đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và giảm các chi phí như lao động, nhà phân phối, đại lý... Từ đó lợi nhuận từ các khâu sản xuất tăng 10 - 20% so với tiêu thụ truyền thống.
Được biết, hiện nay HTX mắc ca Thành Phát đã có kênh phân phối trên trang thương mại điện tử postmart.vn và các kênh tiêu thụ trên nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok, zalo... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi, tiêu thụ hàng trăm đơn hàng/tháng.
Tính đến tháng 1/2024, Thanh Hóa có 464 sản phẩm OCOP của 325 chủ thể sản xuất. Trong đó, có 407 sản phẩm 3 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao, xếp thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Trong năm 2023, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được chú trọng thực hiện. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện trong tỉnh, các sở, ngành, địa phương còn đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các siêu thị Co.opmart, Go! và tại các tỉnh: Nghệ An, Nam Định, Yên Bái, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...; định kỳ tổ chức các gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa. Cùng với đó, công tác tuyên truyền trên website và fanpage OCOP Thanh Hóa tiếp cận hơn 500 ngàn lượt người xem, không chỉ là khách hàng trong tỉnh mà còn có khách hàng trên cả nước và nước ngoài. Đặc biệt, trong tháng 11/2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức phiên livestream giới thiệu sản phẩm OCOP Thanh Hóa. Thông qua buổi livestream đã tiếp cận trên 570.000 lượt xem với doanh thu 205 triệu đồng.
Phó trưởng Phòng Truyền thông (Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh) Phan Xuân Hùng cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với một số đơn vị quản lý, vận hành sàn thương mại điện tử tập huấn cho các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng tài khoản bán hàng, quy trình bán hàng trên nền tảng số; hướng dẫn các chủ thể cách chụp ảnh sản phẩm, livestream bán hàng ngay tại cơ sở sản xuất. Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin, từ đó tăng năng suất, chất lượng và sức tiêu thụ cho các sản phẩm.
Đến nay, toàn bộ các sản phẩm OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Có trên 95% sản phẩm OCOP được đưa lên giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử như postmart.vn, voso.vn, shopee, lazada, alibaba và các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok. Rất nhiều chủ thể sản xuất đã tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua nền tảng số này.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Giám đốc công ty Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Thông qua nền tảng số, công ty không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn trực tiếp nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từ đó rút kinh nghiệm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và quy cách bán hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Còn đối với HTX mắc ca Thành Phát ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân, nếu không có các kênh bán hàng online sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Bởi hiện nay ngoài 5 ha mắc ca trực tiếp sản xuất thì HTX còn liên kết, thu mua và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho 50 ha mắc ca, chè cho người dân trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận. Tổng sản lượng tiêu thụ hằng năm đạt hàng chục tấn sản phẩm các loại. Chị Phạm Thị Thu, đại diện HTX, cho biết: Sản xuất một lượng sản phẩm lớn như vậy nhưng HTX hiện chỉ có 3 - 5 lao động, bởi vậy vấn đề phân phối sản phẩm gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không như mong đợi. Sau nhiều đợt tập huấn về chuyển đổi số do ngành nông nghiệp và các sở, ngành tổ chức, HTX đã tìm hiểu, lựa chọn phát triển phân phối sản phẩm qua kênh này. Do đó, từ năm 2023 việc tiêu thụ sản phẩm qua nền tảng số phát triển ổn định, thuận lợi giúp HTX đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và giảm các chi phí như lao động, nhà phân phối, đại lý... Từ đó lợi nhuận từ các khâu sản xuất tăng 10 - 20% so với tiêu thụ truyền thống.
Được biết, hiện nay HTX mắc ca Thành Phát đã có kênh phân phối trên trang thương mại điện tử postmart.vn và các kênh tiêu thụ trên nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok, zalo... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi, tiêu thụ hàng trăm đơn hàng/tháng.
Tính đến tháng 1/2024, Thanh Hóa có 464 sản phẩm OCOP của 325 chủ thể sản xuất. Trong đó, có 407 sản phẩm 3 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao, xếp thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Trong năm 2023, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được chú trọng thực hiện. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện trong tỉnh, các sở, ngành, địa phương còn đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các siêu thị Co.opmart, Go! và tại các tỉnh: Nghệ An, Nam Định, Yên Bái, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...; định kỳ tổ chức các gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa. Cùng với đó, công tác tuyên truyền trên website và fanpage OCOP Thanh Hóa tiếp cận hơn 500 ngàn lượt người xem, không chỉ là khách hàng trong tỉnh mà còn có khách hàng trên cả nước và nước ngoài. Đặc biệt, trong tháng 11/2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức phiên livestream giới thiệu sản phẩm OCOP Thanh Hóa. Thông qua buổi livestream đã tiếp cận trên 570.000 lượt xem với doanh thu 205 triệu đồng.
Phó trưởng Phòng Truyền thông (Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh) Phan Xuân Hùng cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với một số đơn vị quản lý, vận hành sàn thương mại điện tử tập huấn cho các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng tài khoản bán hàng, quy trình bán hàng trên nền tảng số; hướng dẫn các chủ thể cách chụp ảnh sản phẩm, livestream bán hàng ngay tại cơ sở sản xuất. Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin, từ đó tăng năng suất, chất lượng và sức tiêu thụ cho các sản phẩm.
Đến nay, toàn bộ các sản phẩm OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Có trên 95% sản phẩm OCOP được đưa lên giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử như postmart.vn, voso.vn, shopee, lazada, alibaba và các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok. Rất nhiều chủ thể sản xuất đã tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua nền tảng số này.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Các tin khác
- Thanh Hoá tham gia 2 gian hàng tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số
- “Chìa khóa” nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP
- Thêm lựa chọn cho du khách khi đến Hoằng Hóa
- Hà Trung mở rộng diện tích lúa nếp
- Cẩm Thủy xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP
- Gắn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với kết nối, tiêu thụ hàng hóa, nông sản
- Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại
- Tìm những “câu chuyện riêng” của sản phẩm OCOP
- Yên Định phát triển sản phẩm OCOP