Văn phòng Điều phối NTM Thanh Hóa tập huấn Chương trình phát triển du lịch nông thôn
Thanh Hoá xác định việc nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành cho chủ cơ sở du lịch về du lịch nông thôn là nội dung yêu cầu cần thiết để thực hiện Chương trình chuyên đề trong XDNTM. Đồng thời, cũng là chức năng nhiệm vụ triển khai nội dung này của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh.
Mới đây, tại Thành phố Sầm Sơn, Văn phòng Điều phối XDNTM Thanh Hóa tổ chức tập huấn cho các đối tượng là đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tham gia quản lý, đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn và lao động du lịch nông thôn.
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, cho biết: “Công tác tập huấn lần này được thực hiện theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 19/2/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về tập huấn, bồi dưỡng Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong XDNTM năm 2025.
Trong thời gian tập huấn, các học viên được các báo cáo viên đến từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch… truyền đạt các chuyên đề, gồm: Du lịch nông thôn trong XDNTM; Xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho du khách tham gia tour du lịch nông thôn; Nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ và hướng dẫn khách tham quan tại các điểm du lịch nông thôn; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống trong du lịch nông thôn; Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn và bộ sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; Xây dựng câu chuyện sản phẩm du lịch nông thôn...".
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, cho biết: “Công tác tập huấn lần này được thực hiện theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 19/2/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về tập huấn, bồi dưỡng Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong XDNTM năm 2025.
Trong thời gian tập huấn, các học viên được các báo cáo viên đến từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch… truyền đạt các chuyên đề, gồm: Du lịch nông thôn trong XDNTM; Xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho du khách tham gia tour du lịch nông thôn; Nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ và hướng dẫn khách tham quan tại các điểm du lịch nông thôn; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống trong du lịch nông thôn; Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn và bộ sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; Xây dựng câu chuyện sản phẩm du lịch nông thôn...".

Toàn cảnh lớp tập huấn du lịch nông thôn.
Ths. Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (VPĐPNTM tỉnh), là báo cáo viên tại lớp tập huấn, trao đổi: “Để chuẩn bị cho công việc truyền giảng, chúng tôi đã được tiếp thu kỹ Kế hoạch của UBND tỉnh và tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, trong đó: Yêu cầu các báo cáo viên bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; văn bản hướng dẫn của trung ương, của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Đồng thời, phải đa dạng phương pháp tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng truyền đạt các chuyên đề; xây dựng nội dung tài liệu ngắn gọn, tập trung các vấn đề trọng tâm, cần thiết theo yêu cầu của giai đoạn 2021-2025 và dễ hiểu, dễ áp dụng”.
TS. Nguyễn Việt Hoàng (Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đồng thời là báo cáo viên tại lớp tập huấn cho hay: “Với yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã tập trung nêu bật ý nghĩa du lịch nông thôn, là sự kết nối với văn hóa và thiên nhiên: Hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán, và cuộc sống địa phương. Thúc đẩy nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Hỗ trợ cộng đồng địa phương: Góp phần tạo công việc và tăng thu nhập cho người dân. Giữ gìn và quảng bá giá trị văn hóa địa phương”.
TS. Nguyễn Việt Hoàng (Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đồng thời là báo cáo viên tại lớp tập huấn cho hay: “Với yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã tập trung nêu bật ý nghĩa du lịch nông thôn, là sự kết nối với văn hóa và thiên nhiên: Hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán, và cuộc sống địa phương. Thúc đẩy nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Hỗ trợ cộng đồng địa phương: Góp phần tạo công việc và tăng thu nhập cho người dân. Giữ gìn và quảng bá giá trị văn hóa địa phương”.

Báo cáo viên truyền giảng tại lớp tập huấn.
TS. Nguyễn Việt Hoàng, cho biết thêm: “Hoạt động trải nghiệm trong du lịch là hình thức du lịch mang tính tương tác cao, trong đó du khách trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tế tại điểm đến, giúp họ không chỉ giải trí mà còn hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, thiên nhiên và con người nơi họ ghé thăm. Đây là xu hướng nổi bật trong ngành du lịch hiện đại, đặc biệt trong các loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp, và văn hóa... Qua thực tế truyền giảng lớp tập huấn, điều đáng phấn khởi, cho thấy các học viên rất hào hứng, dành sự quan tâm chú ý tới nội dung chuyên đề và hứa hẹn thời gian tới sẽ làm tốt hơn hoạt động du lịch nông thôn nơi cơ sở của mình…”.

Học viên trao đổi thảo luận tại lớp tập huấn.
Bà Bùi Hương Lý, Trưởng thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống), cho biết: “Dự lớp tập huấn về phát triển du lịch nông thôn do văn phòng NTM tổ chức, thôn tôi có 3 người tham gia. Là địa phương có lợi thế về phát triển du lịch sinh thái Hồ Yên Mỹ, song lâu nay công tác quản lý cũng như việc phát huy đầy đủ giá trị của hoạt động du lịch nơi đây còn có những bất cập, hạn chế; ngay khái niệm “du lịch nông thôn”, “du lịch cộng đồng”… từ trước đến giờ chúng tôi cũng chỉ hiểu chung chung vậy thôi. Nhưng thông qua lần tập huấn này, điều đáng ghi nhận và đánh giá rất cao, là các báo cáo viên truyền đạt rất sâu rộng và hấp dẫn, đã giúp chúng tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức triển khai, thực hiện du lịch nông thôn ở địa bàn có hiệu quả”.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du (Như Thanh), đồng thời là Chủ Trang trại trồng nho, là thành viên tham gia lớp tập huấn, cho biết: “Địa bàn nơi tôi công tác, có di tích tâm linh Phủ Na đã được xếp hạng, đồng thời trong vùng lại có nhiều vườn đào phai cùng các vườn nho, vườn sinh vật cảnh rất đẹp, hấp dẫn, cho hiệu quả kinh tế cao… Tài sản, nội lực trong nhà có sẵn, song chúng tôi chưa biết viết nên các câu chuyện sản phẩm để quảng bá, giới thiệu, cũng như chưa phát huy khai thác, kết nối để gắn du lịch tâm linh với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Với kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được thông qua đợt tập huấn, chắc chắn tới đây chúng tôi sẽ phát huy tốt lợi thế “trời cho” của mình”.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du (Như Thanh), đồng thời là Chủ Trang trại trồng nho, là thành viên tham gia lớp tập huấn, cho biết: “Địa bàn nơi tôi công tác, có di tích tâm linh Phủ Na đã được xếp hạng, đồng thời trong vùng lại có nhiều vườn đào phai cùng các vườn nho, vườn sinh vật cảnh rất đẹp, hấp dẫn, cho hiệu quả kinh tế cao… Tài sản, nội lực trong nhà có sẵn, song chúng tôi chưa biết viết nên các câu chuyện sản phẩm để quảng bá, giới thiệu, cũng như chưa phát huy khai thác, kết nối để gắn du lịch tâm linh với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Với kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được thông qua đợt tập huấn, chắc chắn tới đây chúng tôi sẽ phát huy tốt lợi thế “trời cho” của mình”.
Các tin khác
- Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa
- Văn phòng Điều phối NTM Thanh Hóa tập huấn Chương trình phát triển du lịch nông thôn
- Thanh Hóa gắn phát triển du lịch nông thôn trong XDNTM
- Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
- Măng rừng và hành trình đến sản phẩm OCOP
- “Chìa khóa” nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo
- Chè Tán Ma Hiền Kiệt: Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP
- Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
- Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn
- Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP