Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ____________ Số: /QĐ-TTg | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________ |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng
sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
_____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), sau đây gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP, nội dung chủ yếu như sau:
1. Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ.
Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 06 ngành hàng:Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
(Danh mục phân loại sản phẩm tại Phụ lục I).
Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:
- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
(Tiêu chí từng nhóm, phân nhóm sản phẩm tại Phụ lục III)
2. Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:
- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.
- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
3. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
- Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
(Chi tiết Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại Phụ lục II)
Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Đối với các địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí OCOP và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, kết quả đánh giá, phân hạng được bảo lưu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; -Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2b). | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG [d Vương Đình Huệ |
Phụ lục I
DANH MỤC PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM - OCOP
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
______________
STT | Phân loại sản phẩm | Bộ chủ trì quản lý[1] |
I | NGÀNH THỰC PHẨM | |
1 | Nhóm: Thực phẩm tươi sống | |
1.1 | Phân nhóm: Rau, củ, quả, hạt tươi | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
1.2 | Phân nhóm: Thịt, trứng, sữa tươi | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | Nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế | |
2.1 | Phân nhóm: Gạo, ngũ cốc | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2.2 | Phân nhóm: Mật ong, các sản phẩm từ mật ong | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3 | Nhóm: Thực phẩm chế biến | |
3.1 | Phân nhóm: Đồ ăn nhanh | Công Thương |
3.2 | Phân nhóm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3.3 | Phân nhóm: Chế biến từ rau, củ, quả, hạt | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3.4 | Phân nhóm: Chế biến từ thịt, trứng, sữa | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương |
3.5 | Phân nhóm: Chế biến từ thủy, hải sản | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | Nhóm: Gia vị | |
4.1 | Phân nhóm: Tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng khác | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4.2 | Phân nhóm: Gia vị khác | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5 | Nhóm: Chè | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5.1 | Phân nhóm: Chè tươi, chế biến | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5.2 | Phân nhóm: Các sản phẩm từ chè khác | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 | Nhóm: Cà phê, Ca cao | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
II | NGÀNH ĐỒ UỐNG | |
1 | Nhóm: Đồ uống có cồn | |
1.1 | Phân nhóm: Rượu trắng | Công Thương |
1.2 | Phân nhóm: Đồ uống có cồn khác | Công Thương |
2 | Nhóm: Đồ uống không cồn | |
2.1 | Phân nhóm: Nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết | Y tế |
2.2 | Phân nhóm: Đồ uống không cồn | Công Thương |
III | NGÀNH THẢO DƯỢC | |
1 | Nhóm: Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền | Y tế |
2 | Nhóm: Mỹ phẩm | Y tế |
3 | Nhóm: Trang thiết bị, dụng cụ y tế | Y tế |
4 | Nhóm: Thảo dược khác | Y tế |
IV | NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ, TRANG TRÍ | |
1 | Nhóm: Thủ công mỹ nghệ, trang trí | Khoa học và Công nghệ |
2 | Nhóm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng | Khoa học và Công nghệ |
V | NGÀNH VẢI, MAY MẶC | Công Thương |
VI | NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ BÁN HÀNG | |
1 | Nhóm: Dịch vụ du lịch - truyền thống - lễ hội | Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Phụ lục II
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 2019
của Thủ tướng Chính phủ)
_____________
1. Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
a) Công tác đánh giá tại cấp huyện (bao gồm huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh):
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 50 điểm đến 100 điểm (từ 3 đến 5 sao) lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.
b) Công tác đánh giá tại cấp tỉnh (bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương):
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt từ ba (03) đến bốn (04) sao, tổ chức công bố kết quả;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên trung ương (Qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
c) Công tác đánh giá tại cấp trung ương:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm do cấp tỉnh đề xuất;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt năm (05) sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.
Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương không đạt 05 sao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả đánh giá về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, ban hành Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP theo kết quả đánh giá của Hội đồng Trung ương.
2. Thành phần Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP các cấp:
a) Thành phần Hội đồng cấp trung ương: Có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Công Thương; Khoa học và Công nghệ (Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ); Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cơ quan tham mưu triển khai Chương trình OCOP cấp trung ương;
- Đại diện các bộ, ngành có liên quan khác tùy theo đối tượng sản phẩm: Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm, Quản lý Dược); Tài nguyên và Môi trường…
- Đại diện khác: Chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP; Chuyên gia thuộc tổ chức, đơn vị kiểm định chất lượng quốc tế; đại diện các hiệp hội, hội có liên quan.
b) Thành phần Hội đồng cấp tỉnh: Có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đại diện các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Công Thương; Khoa học và Công nghệ (Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở hữu trí tuệ); Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cơ quan tham mưu triển khai Chương trình nông thôn mới, Chương trình OCOP cấp tỉnh;
- Đại diện các sở, ngành có liên quan khác tùy theo đối tượng sản phẩm: Y tế; Tài nguyên và Môi trường…
- Đại diện khác: Chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP; đại diện các hiệp hội, hội có liên quan.
c) Thành phần Hội đồng cấp huyện: Có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Đại diện từ các phòng ban chuyên môn, tổ chức có liên quan, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP.
3. Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP:
a) Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện (Hồ sơ sản phẩm): do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị. Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra. Bao gồm:
TT | Nội dung | Yêu cầu |
1 | Yêu cầu bắt buộc | |
- | Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm | Có theo mẫu đính kèm (biểu số 01, 02) |
- | Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm | Có theo mẫu đính kèm (biểu số 03) |
- | Giới thiệu bộ máy tổ chức | Có theo mẫu đính kèm (biểu số 04) |
- | Giấy đăng ký kinh doanh | Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh) |
- | Sản phẩm mẫu | 05 đơn vị sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) |
2 | Yêu cầu tài liệu minh chứng bổ sung | |
- | Giấy đủ điều kiện sản xuất | Bản sao có công chứng (đối với sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận theo quy định hiện hành) |
- | Công bố chất lượng sản phẩm | Bản sao tài liệu, chứng minh chất lượng sản phẩm được công bố |
- | Tiêu chuẩn sản phẩm | Bản sao tài liệu, chứng minh tiêu chuẩn sản phẩm được công bố |
- | Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố | Bản sao tài liệu, chứng minh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm |
- | Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm… | Bản sao tài liệu, chứng minh mã, tem, sở hữu thương hiệu… |
- | Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi | Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn… chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết |
- | Bảo vệ môi trường | Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường |
- | Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng | Bản sao tài liệu: chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn |
- | Kế toán | Bản sao tài liệu, minh chứng hoạt động kế toán của cơ sở |
- | Phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại | Bản sao tài liệu: Hợp đồng, cam kết, xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại… |
- | Câu chuyện về sản phẩm | Bản sao tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi âm… minh chứng về câu chuyện của sản phẩm |
- | Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất… | Bản sao tài liệu, minh chứng về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất |
- | Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế… | Bản sao tài liệu, minh chứng về các thành tích, giải thưởng, bình chọn… |
b) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện;
- Hồ sơ sản phẩm.
c) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp quốc gia: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh;
- Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, Giấy chứng nhận đạt sao của sản phẩm;
- Hồ sơ sản phẩm;
- Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp tỉnh (nếu có).
d) Hồ sơ đề xuất, phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia: Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương là đơn vị tham mưu) chuẩn bị. Bao gồm:
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp trung ương;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
- Hồ sơ sản phẩm.
- Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp trung ương (nếu có).
4. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
a) Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện
Các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng sơ bộ sản phẩm theo quy trình ở hình 1.
Hình 1: Sơ đồ quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp huyện
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ từ các cá nhân/tổ chức đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thể thức, nội dung, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện.
(2) Đánh giá:
- Đối tượng đánh giá: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: Các thành viên cần kiểm tra thực tế và có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng).
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 01 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên, thống nhất, thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh cấp tỉnh, báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân huyện.
(3) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.
b) Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp tỉnh:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo quy trình ở hình 2.
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh và kế hoạch đánh giá.
Hình 2: Sơ đồ quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp tỉnh
(2) Tổ chức đánh giá lần thứ nhất (Lần 1):
- Đối tượng: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: cần có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng). Các thành viên tiến hành kiểm tra thực tế chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo các tiêu chí.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chêch lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ nhất, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh giá lần thứ hai (có tiềm năng đạt 03 sao trở lên, cần bổ sung các kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng…).
(3) Tổ chức đánh giá lần thứ hai (Lần 2):
- Đối tượng: Các sản phẩm tiềm năng đạt 03 sao trở lên theo kết quả đánh giá lần 1.
- Hội đồng gửi mẫu kiểm tra các thông tin, chỉ tiêu cần kiểm định tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyển, tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, điểm cung ứng dịch vụ du lịch, bán hàng.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm, các tài liệu xác minh kiểm nghiệm, kiểm tra và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chêch lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ hai, đề xuất các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp trung ương (đạt từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
(4) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá lần thứ hai của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt ba (03) và bốn (04) sao; tổ chức công bố kết quả.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt năm (05) sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
- Trường hợp Hội đồng cấp trung ương đánh giá có kết quả không đạt yêu cầu (đạt 05 sao), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Giấy chứng nhận phân hạng theo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương.
c) Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp trung ương
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Chương trình OCOP) tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia theo quy trình ở hình 3.
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm, dịch vụ du lịch:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp tỉnh.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia và kế hoạch đánh giá.
Hình 3: Sơ đồ quy trình đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia
(2) Tổ chức đánh giá lần thứ nhất (Lần 1):
- Đối tượng: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: cần có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng). Các thành viên có thể tiến hành kiểm tra thực tế chất lượng sản phẩm dịch vụ theo các tiêu chí.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 05 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chêch lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ nhất, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh giá lần thứ hai (có tiềm năng đạt 05 sao, cần bổ sung các kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng, lấy ý kiến bình chọn của người dân…).
(3) Tổ chức đánh giá lần thứ hai (Lần 2):
- Đối tượng: Các sản phẩm tiềm năng đạt 05 sao theo kết quả đánh giá Lần 1.
- Hội đồng gửi mẫu kiểm tra các thông tin, chỉ tiêu cần kiểm định tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyển, tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, điểm cung ứng dịch vụ du lịch, bán hàng; tổ chức lấy ý kiến của người dân, người tiêu dùng (nếu cần).
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm, các tài liệu xác minh kiểm nghiệm, kiểm tra và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 05 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng (nếu cần).
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chêch lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ hai, đề xuất các sản phẩm đủ điều kiện đạt 5 sao (đạt từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
(4) Xếp hạng và công bố kết quả đánh giá:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh và các chủ thể OCOP.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt năm (05) sao (sản phẩm OCOP cấp quốc gia); tổ chức công bố kết quả.
- Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương đạt dưới 90 điểm (không đạt 5 sao), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả đánh giá và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP theo kết quả đánh giá của Hội đồng Trung ương (nếu đạt từ 3 đến 4 sao).
5. Thời hạn hiệu lực phân hạng sản phẩm OCOP
- Các chủ thể OCOP có thể đăng ký sản phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục (theo kế hoạch và chu trình OCOP của địa phương).
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ quan điều hành Chương trình OCOP các cấp thông báo, hướng dẫn các chủ thể đăng ký đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và chu trình OCOP.
BIỂU SỐ 01: PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM MỚI
Tên sản phẩm (Đăng ký 01 sản phẩm/phiếu): ……………..……………...................
Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất):……….……….…
Địa chỉ: …………………………………………………………………..…….…………
Điện thoại: ………..…… Email :………….. Website : …………………………………
PHẦN A
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP HUYỆN
Phiếu số: …...-.…./PĐK-(Mã tỉnh) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:……………………………………………………….………….....................
Người tiếp nhận:……………….. Chữ ký: ………………..………….…………………
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP TỈNH
Phiếu số: …..-....../PĐK-(Mã tỉnh) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:…………………………………………………………… ………………....
Người tiếp nhận:……………………….. Chữ ký: ……………………………………….
PHẦN B
THÔNG TIN Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI
1. Tên sản phẩm, ý tưởng sản phẩm: ………………………………………………………
2. Mô tả sản phẩm
a) Giá trị mục tiêu của sản phẩm/phần cốt lõi
(lý do khiến khách hàng muốn mua sản phẩm): ...................................................……........
(lý do khiến khách hàng muốn mua sản phẩm): ...................................................……........
b) Quy cách đóng gói cho một đơn vị sản phẩm/dịch vụ
(mô tả cụ thể, ví dụ: Đóng túi,... chai, lọ,...): ......................................................................
(mô tả cụ thể, ví dụ: Đóng túi,... chai, lọ,...): ......................................................................
c) Tên nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ dự kiến là: ..................................................................
d) Mục tiêu chất lượng của sản phẩm (đánh dấu ü vào các vị trí thích hợp):
- Cho thị trường quốc tế £
- Cho thị trường Việt Nam £
- Cho thị trường trong tỉnh £
- Cho thị trường trong huyện £
đ) Mục tiêu thị trường tiêu thụ (đánh dấu ü vào các vị trí thích hợp):
- Phạm vi tiêu thụ: Trong tỉnh £, Ngoài tỉnh £
- Đối tượng khách hàng ở: Thành thị £, Nông thôn £
- Đối tượng khách hàng có thu nhập: Khá giả £, Bình dân £
e) Đối thủ cạnh tranh (điền vào chỗ trống dưới đây):
- Liệt kê tên (các) sản phẩm tương tự đã có trên thị trường:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Điểm mới, điểm khác biệt của sản phẩm của mình:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
g) Quy mô thị trường dự kiến:
- Lượng sản phẩm hoặc khách hàng dự kiến là…………….….. (số đơn vị sản phẩm, số khách hàng trong 1 năm)
h) Giá bán dự kiến đến tay người tiêu dùng: ……………… đồng/sản phẩm.
i) Câu chuyện về sản phẩm (tóm tắt lịch sử hoặc câu chuyện về sản phẩm ở các phần thích hợp dưới đây, kể cả câu chuyện mới):
- Nguồn gốc/lịch sử:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Yếu tố văn hóa:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Yếu tố địa danh:
.............................................................................................................................................
…..........................................................................................................................................
- Yếu tố khác (nếu có):
.............................................................................................................................................
….........................................................................................................................................
3. Tính mới của sản phẩm (đánh dấu ü vào 1 vị trí thích hợp):
Là sản phẩm mới hoàn toàn £,
Cải tiến từ sản phẩm đã có £,
Dựa trên sản phẩm truyền thống đã có ở gia đình, làng xã £
4. Tình trạng phát triển sản phẩm (đánh dấu ü vào 1 vị trí thích hợp):
Mới là ý tưởng £, Đang được nghiên cứu, hoàn thiện £, Đã có sản phẩm mẫu £
- Tư liệu sản xuất hiện có để phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ:
+ Nhà xưởng: ……………………………………………………………………………
+ Vật tư, trang thiết bị: ………………………………………………………………….
+ Khác: ……………………………………………….……………………….................
- Vùng nguyên liệu (hiện có/dự kiến, quy mô,…): ……………………………………..
5. Các nguyên liệu và nguồn gốc nguyên liệu:
TT | Tên nguyên liệu chính | Nguồn gốc (Cụ thể ở đâu, tỷ lệ trong mỗi đơn vị sản phẩm) |
1 | ||
2 | ||
… |
6. Mô hình tổ chức (hoặc dự kiến) (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp)
- Doanh nghiệp: Tư nhân £, TNHH £, Cổ phần £ Hợp danh £
- Hợp tác xã £ - Loại hình khác (ghi rõ):
7. Quy trình sản xuất, quy mô sản xuất (điền vào chỗ trống)
- Quy mô sản xuất: ………………………………………………….. sản phẩm/năm
- Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất (vẽ sơ đồ vào phần để trống dưới đây; có thể trình bày riêng dạng phụ lục đính kèm phiếu này):
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất: ……………..……………………………...
- Chất thải trong quá trình sản xuất (mô tả cụ thể):
+ Dạng rắn (bã thải, túi nylon, bụi…):…………………………………………. ……….
+ Dạng lỏng: …………………………...…………………………………………………
+ Dạng khí (khói, khí thải): ……………………………...………………………………
- Giải pháp bảo vệ môi trường (xử lý chất thải như thế nào?):
………………………………………………………………………..…………………..
8. Nhân lực tham gia: Tổng nhân lực (hoặc dự kiến): ………… người, trong đó (điền vào chỗ trống thích hợp):
- Lao động phổ thông: ………. người. Trong đó, có………..người trong huyện
- Lao động qua trung cấp: ……. người. Trong đó, có……..người trong huyện
- Lao động qua đại học: ……. người. Trong đó, có………..người trong huyện
9. Dự kiến thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới (ghi mục này nếu chưa có mẫu sản phẩm)
- Thời gian cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện: ………..…… tháng
- Kinh phí cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện: ………………. đồng
10. Dự kiến vốn tổ chức sản xuất và lợi nhuận (điền vào chỗ trống dưới đây)
- Dự kiến tổng vốn cần có để tổ chức sản xuất: ……….……..……….…. đồng
- Dự kiến lợi nhuận khi triển khai: ………………………………đồng/năm
11. Dự kiến nhu cầu hỗ trợ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
TT | Lĩnh vực đề xuất hỗ trợ | Nội dung hỗ trợ | Cơ quan/tổ chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ (nếu biết) |
1 | Kỹ thuật | Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, đóng gói, kiểm soát chất lượng (nêu cụ thể): | |
2 | Tiếp thị, XTTM | Triển lãm, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm,… (nêu cụ thể): | |
3 | Cở sở vật chất, thiết bị | Nhà xưởng, máy móc, thiết bị (nêu rõ hạng mục, chủng loại, số lượng, dự kiến kinh phí): | |
4 | Hạng mục khác |
PHẦN H
Dành cho tổ chức/cá nhân đề xuất:
Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………......................
Xin gửi Phiếu đăng ký này đến OCOP huyện /thành phố: ……………….......................
Địa chỉ:……………………………………………………………………........................
Điện thoại:………………………………………….….………………………..………..
ĐẠI DIỆN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Dành cho cơ quan quản lý:
Ý kiến của OCOP cấp huyện: ……………………………….……………..…………...
ĐẠI DIỆN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
BIỂU SỐ 02: PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM ĐÃ CÓ
Tên sản phẩm (Đăng ký 01 sản phẩm/phiếu): …………………………………………..
Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh):
……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………….……. Email: ……………..….Website : …………………..
PHẦN A
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP HUYỆN
Phiếu số: …...-…./PĐK- (Mã tỉnh) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:………………………………………………………………….......................
Người tiếp nhận:……………………….. Chữ ký: …..…………………………………...
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP TỈNH
Phiếu số: …...-…./PĐK-(Mã tỉnh) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:…………………………………………………….……………......................
Người tiếp nhận:……………………….. Chữ ký: ……..………………………………..
PHẦN B
THÔNG TIN VỀ CHỦ THỂ
1. Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ): ……….….………………….
2. Ngày thành lập/đăng ký kinh doanh:………. Số đăng ký (nếu có): …….......…………
3. Loại hình tổ chức (cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp):………………………………………………………………………………. ….
4. Tên người điều hành chủ thể sản xuất: …………..……………………….............……
5. Địa chỉ thường trú của người điều hành: …….…..………………..........................…...
6. Điện thoại: ……………………. Email: …………………………………...........
7. Tên sản phẩm/dịch vụ, mô tả về quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn:
………………………………………………………………………………......................………………………………………………………………………………....................
Đánh dấu (ü) vào mục tương ứng:
- Đã có công bố chất lượng (tự công bố/xác nhận công bố): £
- Đã có sở hữu trí tuệ: £
Loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ (bảo hộ nhãn hiệu; logo; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp;…): …………………………………......................................................................
- Đã có giấy đủ điều kiện sản xuất, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản xuất sản phẩm tương ứng: £
8. Lịch sử hình thành của chủ thể (nêu các giai đoạn hình thành và phát triển):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
9. Lý do thành lập và quá trình thành lập chủ thể:
.............................................................................................................................................
………...................................................................................................................................
10. Chủ thể đã làm tăng thêm giá trị vào các tài nguyên sẵn có ở địa phương như thế nào:......................................................................................................................................
PHẦN C
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
(Đánh dấu (ü) và viết vào các ô trống)
(1) Đất và văn phòng: Thuê £, Sở hữu £
(2) Đất sản xuất: Thuê £, Sở hữu £
(3) Nguồn điện từ điện quốc gia: Đã mắc £, Đang có kế hoạch £, Không có £
(4) Nguồn nước: Nước sạch £, Nước giếng khoan £, Không có £,
Nguồn khác (lấy từ tự nhiên, sông, suối, hồ, ao,...):……………………….....
(5) Phương tiện vận tải: Có xe ô tô £, Xe máy £, Xe trâu/bò kéo £, Không có £, Thuê £, Phương tiện công cộng £
(6) Phương tiện truyền thông: Điện thoại để bàn £, Điện thoại di động £, Fax (...), Bưu điện £, E-mail £, Website £, Mạng xã hội £, Khác £, Không có £
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
11. Kết quả bán hàng năm liền trước
Sản phẩm | Số lượng | Đơn giá (vnđ) | Thành tiền (vnđ) |
12. Chi phí năm liền trước
Hạng mục | Số lượng | Đơn giá (vnđ) | Thành tiền (vnđ) |
Mua nguyên vật liệu | |||
Nguyên phụ liệu | |||
Điện | |||
Nước | |||
Bao bì | |||
Nhân công/năm | |||
Quản lý | |||
Vận chuyển | |||
Chi phí khác | |||
Tổng chi phí (2) |
13. Lãi/lỗ (năm liền trước gần nhất, ví dụ: lãi/lỗ năm 2017 - 2018)
Lãi/năm | Số tiền |
Tổng (1) “năm 2017” | |
Tổng (2) “năm 2018” | |
Chênh lệch (1) – (2) (VNĐ) |
14. Nhân lực (năm liền trước, ví dụ: năm 2018)
Giới tính | Số người |
Nam | |
Nữ | |
Tổng |
15. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
Loại nguyên liệu đầu vào | Nguồn cung cấp (ghi cụ thể địa chỉ nhập) | Số lượng/năm | Giá (VNĐ) |
PHẦN D
THÔNG TIN VỀ KINH DOANH
16. Mức độ thường xuyên của hoạt động sản xuất sản phẩm.
Thường xuyên hàng ngày: £, Theo tuần: £, Theo tháng: £
17. Thị trường đích (nêu cụ thể địa điểm/khu vực đang phân phối tại địa phương (tỉnh, huyện xã, thôn); ngoài tỉnh)
.............................................................................................................................................
…….....................................................................................................................................
18. Mức độ thường xuyên của bán sản phẩm ?
Thường xuyên hàng ngày: £, Theo tuần: £, Theo tháng: £
19. Khách hàng hướng tới:
Khá giả: £, Bình dân: £; Nông thôn: £, Thành thị: £
20. Doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ đã tích lũy vốn cho kinh doanh như thế nào, số vốn góp của người địa phương (ghi rõ vốn cá nhân tự có, vốn tập thể (vốn thành viên góp)?; loại hình góp vốn (bằng tiền, mặt bằng, đất, công lao động,...).
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
21. Nơi sản xuất, hoàn thiện sản phẩm (ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất, hoàn thiện sản phẩm)...................................................................................................................................
PHẦN E
THÔNG TIN CHUNG
22. Mô tả vắn tắt phương án kinh doanh và hoạt động kinh doanh:
- Mục tiêu sản xuất kinh doanh (ngắn hạn: dưới 1 năm, trung hạn: 1 - 5 năm: sản xuất số lượng đạt ?, thị trường,..; doanh số,... ví dụ: trong năm 2018 đạt ..., năm 2019 đến 2024 đạt...)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Quy mô sản xuất (nêu cụ thể: Số lao động thường xuyên, diện tích nhà xưởng, sản xuất tự động, bán tự động, thủ công,...)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Huy động nguồn lực (nêu rõ nguồn lực đầu tư hoạt động sản xuất: tự có, vốn góp, vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài,...)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Kế hoạch tiếp thị sản phẩm (ghi rõ hoạt động chào bán, chào hàng, quảng cáo, cách thức thực hiện như nào, ở đâu)
.............................................................................................................................................
……….................................................................................................................................
- Phương án tài chính (sử dụng tiền ở đâu, như thế nào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh)
.............................................................................................................................................
- Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất tạo sản phẩm (vẽ sơ đồ vào phần để trống dưới đây):
- Hiệu quả (ghi rõ kinh tế: thu nhập trung bình người lao động; xã hội: đóng góp cho cộng đồng,...)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
23. Có nhận được hỗ trợ về đào tạo nào không?: Có: £, không: £. Nếu có, trình bày ngắn gọn loại hình đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
24. Có nhận được hỗ trợ nào khác không? Có: £, không: £. Nếu có, trình bày vắn tắt:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
25. Chủ thể có tổ chức gặp mặt/họp thường xuyên không (ghi số lần họp/tháng, quý, năm nếu có): .......................................................................................................................
26. Cách chia số tiền, lợi nhuận thu được
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
27. Liệt kê các thách thức chính của doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ gặp phải:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
PHẦN G
NHU CẦU HỖ TRỢ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
STT | Lĩnh vực đề xuất hỗ trợ | Loại/hỗ trợ cụ thể | Cơ quan/tổ chức có thể đáp ứng nhu cầu hỗ trợ (nếu biết) |
1 | Kỹ thuật | Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, đóng gói, kiểm soát chất lượng,… (nêu cụ thể) | |
2 | Tiếp thị | Triển lãm, xây dựng thương hiệu, quảng bá, phát triển sản phẩm,… (nêu cụ thể) | |
3 | Cơ sở vật chất, trang thiết bị | Nhà xưởng, máy móc, thiết bị (nêu rõ hạng mục, chủng loại, số lượng, dự kiến kinh phí) | |
4 | Tài chính | Kết nối với các tổ chức tài chính để mua thiết bị và máy móc (nêu cụ thể) | |
5 | Khác |
PHẦN H
Dành cho tổ chức/cá nhân đề xuất:
Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………….......................
Xin gửi Phiếu đăng ký này đến OCOP huyện/thành phố: ………………….....................
Địa chỉ:……………………………………………………………………........................
Điện thoại:………………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Dành cho cơ quan quản lý:
Ý kiến của OCOP huyện/thành phố: ……………………………….……………………
………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………….
ĐẠI DIỆN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
BIỂU SỐ 03: PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
(Áp dụng cho 01 sản phẩm cụ thể)
PHẦN I. GIỚI THIỆU
I. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ
1. Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ): ……………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………….......................
3. Vốn điều lệ: ……………………………………………………………........................
4. Số lượng thành viên: ……………………………………………………......................
5. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh: …………………………………………………………
II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy(đối với doanh nghiệp, hợp tác xã)
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
2. Chức năng nhiệm vụ các bộ trong sơ đồ tổ chức
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ/TỔ HỢP TÁC/HỘ KINH DOANH
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
(Tổng quan nhu cầu và xu thế của thị trường về sản phẩm/nhóm sản phẩm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG
(Đánh giá sơ bộ khả năng tiêu thụ sản phẩm, thế mạnh khi tham gia)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Các giấy phép, chứng nhận… hiện hành (về thành lập, điều kiện sản xuất, kinh doanh,...)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……..
PHẦN III. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH (3 năm)
I. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Điểm mạnh (yếu tố bên trong)
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
2. Điểm yếu (yếu tố bên trong)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Cơ hội (yếu tố bên ngoài)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Thách thức (yếu tố bên ngoài)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
(Các đối thủ cạnh tranh với các nội dung: sản phẩm, thị trường, mức độ,…)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
III. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
(Cần nêu rõ mục tiêu: trung hạn, dài hạn; chiến lược: nhà cung ứng, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, nhân lực,…)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
IV. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Hoạt động sản xuất
a) Nguyên liệu(Trồng, chăn nuôi, chế biến, khác,...)
- Tiêu chuẩn áp dụng:..........................................................................................
- Phương thức: Khu trung tâm ............, hợp đồng liên kết ..............(đơn vị m2, tấn...)
- Quy mô:
TT | Tên nguyên liệu | Quy mô | Thời gian thực hiện |
b) Thu hái tự nhiên (nếu có)
- Tiêu chuẩn áp dụng: ..........................................................................................
- Phương thức: Khu trung tâm ..........., hợp đồng liên kết ...........(đơn vị m2, tấn...)
- Quy mô:
TT | Tên nguyên liệu | Quy mô | Thời gian thực hiện |
c) Sơ chế (nếu có)
- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng: .......................................................................................
- Quy mô:
TT | Tên sản phẩm | Quy mô | Thời gian thực hiện |
d) Chế biến
- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng:........................................................................
- Quy mô:
TT | Tên sản phẩm | Quy mô | Thời gian thực hiện |
2. Phân phối/bán hàng
a) Bán hàng tại chỗ
- Gian hàng giới thiệu sản phẩm tại doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác/hộ: diện tích …..m2
- Sản phẩm giới thiệu và bán:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Nhân lực thực hiện: ………………………………………………………......................
b) Liên kết các đại lý phân phối(ghi rõ tên tỉnh và số lượng đã có hoặc dự kiến)
- Các đại lý trong tỉnh:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Các đại lý ngoài tỉnh:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) Bán hàng qua mạng
- Xây dựng Website: …………………………………………………………………….
- Quản lý Website: ………………………………………………………………………
- Nhân lực: ………………………………………………………………………………
d) Chính sách giá (giá bán tính trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
V. KẾ HOẠCH MARKETING - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Kế hoạch xúc tiến thương mại
- Kế hoạch tiếp thị được thực hiện tại các thị trường:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Kế hoạch triển khai:
TT | Nội dung | Địa điểm | Người thực hiện | Thời gian |
1 | Hội thảo | |||
2 | Hội chợ, triển lãm | |||
3 | Tờ rơi | |||
4 | Khuyến mại | |||
5 | Đăng báo | |||
6 | Truyền thanh | |||
7 | Truyền hình | |||
… |
2. Kế hoạch Marketing
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường: Được thực hiện lồng ghép với hoạt động kinh doanh, phân phối nhắm xác định nhu cầu thị trường
………………………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………………….……
- Phân khúc thị trường: Xác định phân khúc khách hàng doanh nghiệp/hợp tác xã có thể tiếp cận hoặc có thế mạnh.
……………………………………………………………………………………………….…….
…………………………………………………………………………………………….……….
- Định vị thị trường: Xác định thị trường chủ lực, chiến lược thị trường
……………………………………………………………………………………………….…….
…………………………………………………………………………………………….……….
- Kế hoạch thực hiện:
…………………………………………………………………………………………….……….
…………………………………………………………………………………………….……….
- Kiểm soát quá trình thực hiện:
……………………………………………………………………………….…………………….
VI. PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, BỐ TRÍ NHÂN LỰC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC
1. Cơ sở hạ tầng (điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế)
TT | Tên công trình | Đơn vị tính | Khối lượng (m2) | Đơn giá | Tổng mức xây dựng |
1 | Văn phòng làm việc | ||||
Ban giám đốc | |||||
Phòng kế toán, hành chính | |||||
2 | Nhà xưởng | ||||
2.1 | Xưởng sơ chế | ||||
2.2 | Làm khô | ||||
Phòng sấy | |||||
Sân phơi | |||||
2.3 | Xưởng chế biến | ||||
2.4 | Khác | ||||
Hệ thống điện | |||||
Hệ thống cấp nước | |||||
Hệ thống xử lý chất thải |
2. Máy móc, trang thiết bị
TT | Tên máy móc, thiết bị | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
3. Nhân lực (điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế)
TT | Chức danh | Mô tả công việc | Số lượng |
A | Gián tiếp | ||
1 | Ban giám đốc | ||
Giám đốc | |||
Phó giám đốc | |||
2 | Bộ phận văn phòng | ||
Kế toán trưởng | |||
Hành chính - nhân sự | |||
B | Trực tiếp | ||
3 | Bộ phận kinh doanh | ||
Nhân viên kinh doanh | |||
Nhân viên dịch vụ | |||
4 | Sản xuất | ||
Phụ trách vùng trồng | |||
Giám sát vùng | |||
Thủ kho | |||
Công nhân | |||
Tổng cộng |
4. Các điều kiện khác
a) Đất đai
- Mặt bằng khu trung tâm (nhà xưởng, kho bãi): ……………………………………........
- Khu đồng ruộng; ……………………………………………………………………......
- Khu thu hái tự nhiên: ……………………………………………………………….......
b) Khoa học công nghệ
- Hợp tác với đối tác chuyển giao quy trình công nghệ (đã hợp tác hoặc dự kiến): ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Hợp tác với đối tác tư vấn phát triển doanh nghiệp (đã hợp tác hoặc dự kiến):
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) Liên kết(đối tác cung cấp nguyên liệu hoặc hợp tác sản xuất, kinh doanh)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
I. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
1. Tổng nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ: ………. đồng
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
A | Tài sản cố định | ||||
1 | Xây dựng hạ tầng | ||||
2 | Máy móc, trang thiết bị | ||||
3 | Khác | ||||
Thủ tục pháp lý: Đủ điều kiện sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm | |||||
Quy trình công nhệ | |||||
B | Vốn lưu động cho 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh |
2. Phương án huy động
a) Góp vốn từ các thành viên doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ
Tổng góp vốn từ các thành viên: ………………….. đồng
TT | Họ và tên | Địa chỉ | Số tiền (triệu đồng) |
1 | |||
2 | |||
.... | |||
…. |
b) Vay vốn
Tổng vay vốn: ………………….. đồng
TT | Đối tượng vay | Phương thức vay | Số tiền (triệu đồng) |
Ngân hàng | |||
Vay cá nhân | |||
Vay khác |
c) Nguồn ngân sách nhà nước
TT | Họ và tên | Phương thức | Số tiền (triệu đồng) |
1 | Dự án ứng dụng khoa học công nghệ | ||
2 | Khuyến công, khuyến nông… | ||
3 | Dự án hỗ trợ trong nông nghiệp khác |
II. PHƯƠNG ÁN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG 03 NĂM ĐẦU
1. Tổng doanh thu
Tổng doanh thu trong 3 năm đầu: ……………....đồng, tổng hợp chi tiết qua bảng sau:
TT | Sản phẩm, dịch vụ | Đơn vị | Số lượng | Giá (đồng/đvt) | Thành tiền (đồng) |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
…. |
2. Tổng chi phí
Tổng chi phí trong 3 năm đầu:…....đồng, tổng hợp chi tiết qua bảng sau:
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Giá (đồng/đvt) | Thành tiền (đồng) |
A | Tài sản cố định | ||||
B | Chi phí sản xuất kinh doanh (3 năm) | ||||
1 | Chi phí sản xuất | ||||
Nguyên liệu | |||||
Phụ liệu | |||||
Bao bì nhãn | |||||
Năng lượng | |||||
Nhân công | |||||
Quản lý | |||||
2 | Chi phí bán hàng | ||||
Vận chuyển | |||||
Chiết khấu | |||||
Bao bì phụ | |||||
Nhân công | |||||
Quản lý |
3. Lợi nhuận
TT | Nội dung | Thành tiền (đồng) |
1 | Tổng doanh thu | |
2 | Tổng chi phí | |
3 | Lợi nhuận trước thuế | |
4 | Lợi nhuận sau thuế |
III. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH KHÁC
1. Các quỹ tín dụng (Hội nông dân, phụ nữ, liên minh hợp tác xã,... ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
- Vay vốn từ các quỹ đầu tư (ví dụ: quỹ đầu tư phát triển tỉnh,...., ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Thuê tài chính
- Thuê nhà xưởng: ………………………………………………………….....……..……
- Liên kết sản xuất: ………………………………………………………........…………..
Các giấy tờ gửi kèm: - ……………………. - ……………………. | ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ (Ký, đóng dấu và ghi họ tên) |
BIỂU SỐ 04: MẪU GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
(TÊN TỔ CHỨC)
1. Địa chỉ, điện thoại, fax, email, Website (nếu có)
2. Cơ cấu tổ chức, loại hình doanh nghiệp
Cần thể hiện rõ sơ đồ tổ chức, mô tả chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận…
3. Sự tham gia của cộng đồng
Mô tả tổng số lao động, số lao động địa phương, mức độ tham gia của cộng đồng trong cơ cấu ban lãnh đạo, cơ cấu vốn góp của cộng đồng…
4. Hoạt động kế toán của cơ sở
Mô tả số lượng nhân viên làm nghiệp vụ kế toán, trình độ nhân viên, tính liên tục của hoạt động kế toán…
5. Tình hình tiếp thị sản phẩm
Mô tả khách hàng chính (thị trường địa phương, trong nước, quốc tế - hợp đồng/hóa đơn bán hàng); tổ chức phân phối: Bán tại nơi sản xuất (mô tả khu vực bán hàng, hình ảnh minh họa…), đại lý (tên, địa chỉ), hệ thống phân phối (sơ đồ, địa chỉ các bộ phận – khu vực); quảng bá sản phẩm: Kế hoạch (quảng bá theo tháng, năm), các hoạt động (hồ sơ, tài liệu minh chứng đã thực hiện)…
6. Phương án bảo vệ môi trường
Các cam kết bảo vệ môi trường/đánh giá tác động bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch thu gom rác thải, hệ thống xử lý chất thải…
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ SỞ (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Phụ lục III
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
(Kiêm Phiếu đánh giá sản phẩm OCOP của thành viên Hội đồng đánh giá)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 2019
của Thủ tướng Chính phủ)
_____________
1. Bộ sản phẩm số 01: Rau, củ, quả, hạt tươi
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm tươi sống)
----------------------------
Tên sản phẩm: ………………………….......………………
Mã số sản phẩm: (T).-.(H).-.(STT).-20.....
T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004
Tên chủ thể sản xuất:……….......…………………...............................................
Địa chỉ: ……….......………………….....................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc tương đương hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
qSử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
q Phân loại | 0 Điểm |
qSơ chế (rửa, làm sạch,…) | 1 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế. | 2 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế, bảo quản (nâng cao chất lượng sản phẩm/giữ chất lượng ổn định trong quá trình bảo quản…) | 3 Điểm |
1.3. Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
qCó năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
1.4. Liên kết sản xuất 2 Điểm
q Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
q Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
q Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5Điểm
qCó quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định hiện hành | 2 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
qKhông sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
q Cósử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
q Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
q Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
2.3. Phong cách, hình thức của bao bì 2 Điểm
qKhông thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
q Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
q Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
q Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
q Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương < 51% | 2 Điểm |
q HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác | |
q Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị - HĐQT, Hội đồng thành viên - HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
q Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình | |
q Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
q Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
q Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
q Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
q Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
q Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
3.5. Kế toán 2 Điểm
qKhông có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ | 0 Điểm |
q Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
qCó Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần A: .............................................. Điểm
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
q Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
q Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
q Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
q Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
q Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
q Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế | 5 Điểm |
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
q Không có câu chuyện, hoặc có nhưng không được tư liệu hóa | 0 Điểm |
qCó tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi, website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
qGiống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
q Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1Điểm |
q Có câu chuyện riêng | 2Điểm |
q Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3Điểm |
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
q Đơn giản | 1 Điểm |
qCó đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần B: .............................................. Điểm
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Kích thước, hình dạng bề ngoài 2 điểm
qKhông đồng đều | 0 Điểm |
qKhông đồng đều, chấp nhận được | 1 Điểm |
qĐồng đều | 2Điểm |
6.2. Màu sắc, độ chín 8 điểm
qKhông phù hợp | 0 Điểm |
qChấp nhận được | 1Điểm |
qTương đối phù hợp | 3 Điểm |
qPhù hợp | 5 Điểm |
q Rất phù hợp | 8 Điểm |
6.3. Mùi/vị 3 điểm
qKém | 0 Điểm |
qTrung bình | 1 Điểm |
qTương đối tốt | 2 Điểm |
qTốt | 3 Điểm |
6.4. Tính đầy đủ, sạch 3 Điểm
qTương đối chấp nhận được | 0 Điểm |
qChấp nhận được | 1 Điểm |
qTốt | 2 Điểm |
q Rất tốt | 3 Điểm |
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt 2 điểm
qNghèo nàn | 0 Điểm |
qTrung bình | 1 Điểm |
qTốt | 2 Điểm |
7. DINH DƯỠNG 2 Điểm
Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Protit, Lipid, Vitamin,... (theo phiếu kiểm nghiệm do cơ quan có thẩm quyền cấp)
q Không có 0 Điểm
q Có 1 -2 chỉ tiêu 1 Điểm
qCó trên 2 chỉ tiêu 2 Điểm
8. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) | |
qTrung bình | 0 Điểm |
qTương đối độc đáo | 1 Điểm |
qĐộc đáo | 3 Điểm |
q Rất độc đáo | 5 Điểm |
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
9.1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở sản xuất 2 điểm
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố Tiêu chuẩn sản phẩm)
q Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng | 0 Điểm |
qCó Tiêu chuẩn sản phẩm | 1 Điểm |
q Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng | 2 Điểm |
Ghi chú: Bản Tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
q Không có | 0 Điểm |
q Có, nhưng không đạt | 1 Điểm |
q Có, đạt nhưng không đủ | 2 Điểm |
qCó, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định. | 3 Điểm |
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
q Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm | 0 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm | 1 Điểm |
q Có ghi hồ sơ lô sản xuất | 2 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất | 3 Điểm |
q Có Chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/GlobalGAP/hữu cơ/...) | 4 Điểm |
q Có chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích | 5 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
q Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực | 1 Điểm |
q Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực | 3 Điểm |
q Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) | 5 Điểm |
Tổng Điểm phần C: .............................................. Điểm
Kết quả Tổng Điểm (Phần A + B + C): ……………………… Điểm Xếp hạng: ………. sao |
Ý kiến của người đánh giá:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
........, ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
2. Bộ sản phẩm: Thịt, trứng, sữa tươi
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm tươi sống)
----------------------------------
Tên sản phẩm:………………………….......…………..
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20.....
T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004
Tên chủ thể sản xuất: ………………………….......…………………......................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
qSử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
q Phân loại | 0 Điểm |
qSơ chế (kiểm tra, phân loại; làm sạch; đóng gói;…) | 1 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong sản xuất (chăn nuôi, giết mổ/sơ chế,…) | 2 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, giết mổ/sơ chế, bảo quản (nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao) | 3 Điểm |
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
qCó năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
q Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
q Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
q Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5Điểm
qCó quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định hiện hành | 2 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
qKhông sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
q Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
q Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
q Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu phát hiện giống hệt sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi tên sản phẩm, nhà sản xuất
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
(Gồm: Nội dung, hình ảnh, kiểu dáng, màu sắc...)
qKhông thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
q Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
q Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh 3 Điểm
q Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
q Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương dưới 51% | 2 Điểm |
q HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn 1 trong hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác | |
q Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
q Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình | |
q Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
q Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
q Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
q Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
q Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
q Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
3.5. Kế toán 2 Điểm
qKhông có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ | 0 Điểm |
q Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
qCó Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần A: .............................................. Điểm
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
q Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
q Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
q Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
q Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
q Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
q Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế | 5 Điểm |
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
q Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) | 0 Điểm |
qCó tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
qGiống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
q Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1Điểm |
q Có câu chuyện riêng | 2Điểm |
q Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3Điểm |
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
q Đơn giản | 1 Điểm |
qCó đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần B: .............................................. Điểm
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất 5 Điểm
q Có tạp chất, chấp nhận được | 1 Điểm |
qCó rất ít tạp chất, chấp nhận được | 3 Điểm |
qKhông phát hiện tạp chất | 5 Điểm |
Chú ý: Nếu có các tạp chất không chấp nhận được (có nguy cơ gây mất ATTP) như: Lông, côn trùng, mẩu gỗ, cát, nhựa …sẽ không đánh giá các bước tiếp theo |
6.2. Kích thước, hình dạng bề ngoài 3 Điểm
q Không đồng đều | 0 Điểm |
q Không đồng đều, chấp nhận được | 1 Điểm |
qTương đối đồng đều | 2 Điểm |
qĐồng đều | 3 Điểm |
6.3. Màu sắc 7 điểm
q Chấp nhận được | 0 Điểm |
qTương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm | 2 Điểm |
q Tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm | 5 Điểm |
q Rất tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm | 7 Điểm |
6.4. Mùi 3 Điểm
q Có mùi lạ, chấp nhận được | 0 Điểm |
q Mùi không rõ, chấp nhận được | 1 Điểm |
q Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm | 2 Điểm |
q Có mùi rõ, rất phù hợp với sản phẩm | 3 Điểm |
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt 2 Điểm
q Nghèo nàn | 0 Điểm |
qTrung bình | 1 Điểm |
q Tốt | 2 Điểm |
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) | |
qTrung bình | 0 Điểm |
qTương đối độc đáo | 2 Điểm |
qĐộc đáo | 3 Điểm |
q Rất độc đáo | 5 Điểm |
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
9.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 2 Điểm
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố tiêu chuẩn sản phẩm)
q Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng | 0 Điểm |
qCó Tiêu chuẩn sản phẩm | 1 Điểm |
q Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng | 2 Điểm |
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
q Không có | 0 Điểm |
q Có, nhưng không đạt | 1 Điểm |
q Có, đạt nhưng không đủ | 2 Điểm |
qCó, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định | 3 Điểm |
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
q Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm | 0 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm | 1 Điểm |
q Có ghi hồ sơ lô sản xuất | 2 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất | 3 Điểm |
q Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/hữucơ/ISO/...) | 4 Điểm |
q Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích | 5 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
q Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực | 1 Điểm |
q Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực | 3 Điểm |
q Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) | 5 Điểm |
Tổng Điểm phần C: .............................................. Điểm
Kết quả Tổng Điểm (Phần A + B + C): ……………………… Điểm Xếp hạng: ………. sao |
Ý kiến của người đánh giá:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
...................., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
3. Bộ sản phẩm: Gạo, ngũ cốc
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế)
----------------------------------
Tên sản phẩm:………………………….......…………..
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20.....
T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004
Tên chủ thể sản xuất: ………………………….......…………………......................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
qSử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
q Sơ chế (xay xát,…) | 0 Điểm |
qTinh chế (làm sạch, làm trắng,…) | 1 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, sơ chế (tạo ra sản phẩm có chất lượng cao) | 2 Điểm |
qỨng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, sơ chế, tinh chế, bảo quản (tạo ra sản phẩm có chất lượng cao) | 3 Điểm |
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
qCó năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
q Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
q Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
q Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5Điểm
qCó quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định hiện hành | 2 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
qKhông sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
q Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
q Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
q Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
qKhông thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
q Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
q Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh 3 Điểm
q Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
q Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương dưới 51% | 2 Điểm |
q HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác | |
q Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
q Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình | |
q Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
q Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
q Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
q Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
q Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
q Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
3.5. Kế toán 2 Điểm
qKhông có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ | 0 Điểm |
q Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
qCó Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần A: .............................................. Điểm
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
q Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
q Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
q Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
q Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
q Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
q Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế | 5 Điểm |
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
q Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) | 0 Điểm |
qCó tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
qGiống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
q Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1Điểm |
q Có câu chuyện riêng | 2Điểm |
q Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3Điểm |
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
q Đơn giản | 1 Điểm |
qCó đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần B: .............................................. Điểm
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 3 Điểm
q Có các tạp chất, chấp nhận được | 0 Điểm |
q Có ít tạp chất, chấp nhận được | 1 Điểm |
q Có rất ít tạp chất, chấp nhận được | 2 Điểm |
qSạch, không có tạp chất | 3 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu phát hiện tạp chất không chấp nhận được như: Bọ, lông, len, cát sỏi,…
6.2. Quy cách đóng gói 3 Điểm
q Không phù hợp | 0 Điểm |
q Phù hợp với đặc tính sản phẩm | 1 Điểm |
q Phù hợp với đặc tính sản phẩm, tiện dùng | 2 Điểm |
q Phù hợp với đặc tính sản phẩm, rất tiện dùng | 3 Điểm |
6.3. Màu sắc 3 Điểm
qChấp nhận được | 0 Điểm |
q Tương đối phù hợp với tính chất sản phẩm | 1 Điểm |
qPhù hợp với tính chất sản phẩm | 2 Điểm |
q Rất phù hợp với tính chất sản phẩm | 3 Điểm |
6.4. Mùi, vị 4 Điểm
qCó mùi/vị lạ | 0 Điểm |
qCó mùi vị/lạ, nhưng chấp nhận được | 1 Điểm |
q Có mùi/vị tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm | 2 Điểm |
q Có mùi/vị phù hợp với đặc tính sản phẩm | 3 Điểm |
q Có mùi/vị rất phù hợp với đặc tính sản phẩm | 4 Điểm |
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt 2 Điểm
q Nghèo nàn | 0 Điểm |
qTrung bình | 1 Điểm |
q Tốt | 2 Điểm |
7. DINH DƯỠNG 5 Điểm
(Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu như: Amylose, cacbohydrat, năng lượng, lipid,... theo phiếu kiểm nghiệm)
q Không có 0 Điểm
q Có 1 chỉ tiêu dinh dưỡng 1 Điểm
q Có 2-3 chỉ tiêu dinh dưỡng 2 Điểm
q Có 4-5 chỉ tiêu dinh dưỡng 3 Điểm
q Có trên 5 chỉ tiêu dinh dưỡng 5 Điểm
8. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) | |
qTrung bình | 0 Điểm |
qTương đối độc đáo | 1 Điểm |
qĐộc đáo | 3 Điểm |
q Rất độc đáo | 5 Điểm |
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
9. 1. Công bố sản phẩm chất lượng 2 điểm
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố Tiêu chuẩn sản phẩm)
q Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng | 0 Điểm |
qCó Tiêu chuẩn sản phẩm | 1 Điểm |
q Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng | 2 Điểm |
Ghi chú: Bản Tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
q Không có | 0 Điểm |
q Có, nhưng không đạt | 1 Điểm |
q Có, đạt nhưng không đủ | 2 Điểm |
qCó, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định | 3 Điểm |
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
q Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm | 0 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm | 1 Điểm |
q Có ghi hồ sơ lô sản xuất | 2 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất | 3 Điểm |
q Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/hữu cơ/ISO/...) | 5 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
q Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực | 1 Điểm |
q Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực | 3 Điểm |
q Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) | 5 Điểm |
Tổng Điểm phần C: .............................................. Điểm
Kết quả Tổng Điểm (Phần A + B + C): ……………………… Điểm Xếp hạng: ………. sao |
Ý kiến của người đánh giá:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
............., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
4. Bộ sản phẩm:Mật ong, các sản phẩm từ mật ong, mật khác
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế)
----------------------------------
Tên sản phẩm:………………………….......…………..
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20.....
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ………………………….......………………….......................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
qSử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
q Sơ chế đơn giản (lọc, loại tạp cơ học) | 0 Điểm |
q Sơ chế (lọc thô, lọc tinh, hạ thủy phần) | 1 Điểm |
qChế biến | 2 Điểm |
qChế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) | 3 Điểm |
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
qCó năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
q Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
q Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
q Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5Điểm
qCó quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định hiện hành | 2 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
qKhông sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
q Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
q Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
q Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
qKhông thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
q Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
q Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
q Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
q Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương < 51% | 2 Điểm |
q HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác | |
q Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
q Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình | |
q Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
q Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
q Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
q Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
q Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
q Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
3.5. Kế toán 2 Điểm
qKhông có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ | 0 Điểm |
q Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
qCó Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần A: .............................................. Điểm
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
q Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
q Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
q Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
q Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
q Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
q Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế | 5 Điểm |
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
q Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) | 0 Điểm |
qCó tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
qGiống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
q Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1Điểm |
q Có câu chuyện riêng | 2Điểm |
q Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3Điểm |
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
q Đơn giản | 1 Điểm |
qCó đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần B: .............................................. Điểm
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 2 Điểm
q Có ít tạp chất, chấp nhận được | 0 Điểm |
qCó rất ít tạp chất, chấp nhận được | 1 Điểm |
qSạch, không phát hiện tạp chất | 2 Điểm |
Chú ý: Nếu có các tạp chất không chấp nhận được (có nguy cơ gây mất ATTP)
sẽ không đánh giá các bước tiếp theo
6.2. Quy cách đóng gói 3 Điểm
q Tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm | 0 Điểm |
q Phù hợp với đặc tính sản phẩm | 1 Điểm |
q Phù hợp, tiện dùng | 2 Điểm |
q Phù hợp, rất tiện dùng | 3 Điểm |
6.3. Màu sắc, thể chất 4 Điểm
q Chấp nhận được | 1 Điểm |
qTương đối phù hợp với sản phẩm | 2 Điểm |
q Phù hợp với tính chất sản phẩm | 3 Điểm |
q Rất phù hợp với tính chất sản phẩm | 4 Điểm |
6.4. Mùi 5 Điểm
qKhông phải là mùi của thành phần tạo nên (mùi của hương liệu) | 0 Điểm |
q Có mùi nhẹ, tự nhiên, phù hợp | 1 Điểm |
q Mùi tự nhiên, rõ, phù hợp | 2 Điểm |
q Mùi tự nhiên, rất rõ, phù hợp | 3 Điểm |
q Mùi tự nhiên, rất rõ, phù hợp, hấp dẫn | 5 Điểm |
6.5. Vị 4 Điểm
qVị chấp nhận được | 0 Điểm |
q Vị tương đối phù hợp | 1 Điểm |
q Phù hợp, hấp dẫn | 2 Điểm |
q Phù hợp, rất hấp dẫn | 4 Điểm |
7. DINH DƯỠNG 2 điểm
(Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Vitamin B2, B3,
B5, B6, B9; đường khử tự do;... theo phiếu kiểm nghiệm)
q Không có | 0 Điểm |
q Có 1 - 2 chỉ tiêu | 1 Điểm |
qCó trên 2 chỉ tiêu | 2 Điểm |
8. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) | |
qTrung bình | 0 Điểm |
qTương đối độc đáo | 1 Điểm |
qĐộc đáo | 3 Điểm |
q Rất độc đáo | 5 Điểm |
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
9.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 3 điểm
q Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng | 0 Điểm |
qCó Tiêu chuẩn sản phẩm | 1 Điểm |
q Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng | 2 Điểm |
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
q Không có | 0 Điểm |
q Có, nhưng không đạt | 1 Điểm |
q Có, đạt nhưng không đủ | 2 Điểm |
qCó, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định | 3 Điểm |
Tham khảo:
- Hóa lý: Đường Sacaroza,...
- Hàm lượng hóa chất không mong muốn: Dư lượng kháng sinh, thuốc BVTV,
Aflatoxin B1; Aflatoxin B1, B2, G1, G2,...
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
q Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm | 0 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm | 1 Điểm |
q Có ghi hồ sơ lô sản xuất | 2 Điểm |
q Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất | 3 Điểm |
q Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/ISO/HACCP/...) | 4 Điểm |
q Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích | 5 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
q Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực | 1 Điểm |
q Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực | 3 Điểm |
q Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) | 5 Điểm |
Tổng Điểm phần C: .............................................. Điểm
Kết quả Tổng Điểm (Phần A + B + C): ……………………… Điểm Xếp hạng: ………. sao |
Ý kiến của người đánh giá:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
.................., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
5. Bộ sản phẩm: Đồ ăn nhanh
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm chế biến)
----------------------------------
Tên sản phẩm:………………………….......…………..
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20.....
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ………………………….......………………….......................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
qSử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% | 1 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% | 2 Điểm |
q Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% | 3 Điểm |
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
qChế biến đơn giản | 1 Điểm |
qChế biến | 2 Điểm |
qChế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) | 3 Điểm |
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
qCó năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ | 1 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình | 2 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn | 3 Điểm |
q Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu | 4 Điểm |
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
q Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng | 0 Điểm |
q Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) | 1 Điểm |
q Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. | 2 Điểm |
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5Điểm
qCó quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất | 1 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định hiện hành | 2 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành | 3 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng | 4 Điểm |
q Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất | 5 Điểm |
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
qKhông sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 0 Điểm |
q Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,…)/công nghệ thân thiện môi trường | 1 Điểm |
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu | 0 Điểm |
q Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. | 1 Điểm |
q Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường | 2 Điểm |
q Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương | 3 Điểm |
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ | 0 Điểm |
q Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ | 1 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc | 2 Điểm |
q Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp | 3 Điểm |
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
qKhông thuận tiện, không đẹp | 0 Điểm |
q Thuận tiện hoặc đẹp | 1 Điểm |
q Thuận tiện, đẹp, sang trọng | 2 Điểm |
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh 3 Điểm
q Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) | 1 Điểm |
q Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương < 51% | 2 Điểm |
q HTX tổ chức, hoạt động theo luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% | 3 Điểm |
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác | |
q Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác | 1 Điểm |
q Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương | 2 Điểm |
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình | |
q Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh | 0 Điểm |
q Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh | 1 Điểm |
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
q Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương | 0 Điểm |
q Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. | 1 Điểm |
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
q Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 0 Điểm |
q Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề | 1 Điểm |
3.5. Kế toán 2 Điểm
qKhông có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ | 0 Điểm |
q Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên | 1 Điểm |
qCó Tổ chức hệ thống kế toán | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần A: .............................................. Điểm
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
q Thị trường trong huyện | 1 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối | 2 Điểm |
q Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối | 3 Điểm |
q Thị trường quốc tế | 5 Điểm |
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
q Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 0 Điểm |
q Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối | 1 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối | 3 Điểm |
q Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý | 5 Điểm |
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
q Không có hoạt động quảng bá | 0 Điểm |
q Có một số hoạt động quảng bá | 1 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh | 2 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh | 3 Điểm |
q Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế | 5 Điểm |
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
q Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) | 0 Điểm |
qCó tài liệu giới thiệu về sản phẩm | 1 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) | 2 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi | 3 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website | 4 Điểm |
qCó câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) | 5 Điểm |
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
qGiống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác | 0 Điểm |
q Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố | 1Điểm |
q Có câu chuyện riêng | 2Điểm |
q Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương | 3Điểm |
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
q Đơn giản | 1 Điểm |
qCó đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm | 2 Điểm |
Tổng Điểm phần B: .............................................. Điểm
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 3 Điểm
q Có các tạp chất, chấp nhận được | 1 Điểm |
q Có rất ít tạp chất, chấp nhận được | 2 Điểm |
qSạch, không có tạp chất | 3 Điểm |
Ghi chú: Nếu có tạp chất không chấp nhận được (các tạp chất có nguy cơ
không đạtATTP) như: đất, côn trùng, lông, len , mốc nguy hại,... sẽ không
đánh giá các bước tiếp theo.
6.2. Hình dạng 3 Điểm
qKhông phù hợp | 0 Điểm |
q Tương đối phù hợp với phong cách của sản phẩm | 1 Điểm |
q Phù hợp với phong cách của sản phẩm | 2 Điểm |
q Rất phù hợp với phong cách của sản phẩm | 3 Điểm |
6.3. Màu sắc &n